Nhiều người hoang mang khi thấy các khuyến cáo như không nên giữ đông thịt, cá… quá vài tháng, trong khi đó, trên thế giới, có những loại thịt hảo hạng lại có hạn dùng lên tới vài năm, thậm chí cả chục năm. Vậy thịt đông lạnh có hạn dùng thế nào, sử dụng ra sao để đảm bảo an toàn, chất lượng, Hạn sử dụng này được in bởi
Máy in phun ngày sản xuất hạn sử dụng ?
Thịt đông lạnh có giảm chất lượng so với thịt tươi mới mổ?
Hiệnnay, trên thế giới hầu như chỉ còn Việt Nam và Trung Quốc giữ thói quen mua thịt vừa mổ và bán tại các chợ về chế biến hoặc tự để lên ngăn đá để bảo quản. Không ít người Việt vẫn quan niệm, chất lượng
Máy in phun date cầm tay , giá trị dinh dưỡng và độ ngon sau khi nấu của đồ đông lạnh không thể bằng thực phẩm tươi nên luôn cố gắng mua đồ “mới” ở chợ. Thạc sĩ Bùi Thị Minh Thủy, Giảng viên Khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học Công nghệ Sài Gòn, khẳng định, cách hiểu và thói quen tiêu dùng này là hoàn toàn sai lầm.
Thực chất, đông lạnh là biện pháp kỹ thuật phù hợp nhất cho việc bảo quản thực phẩm. Cách này sẽ giúp thực phẩm, nhất là thịt giữ được gần như nguyên vẹn tính chất ban đầu về kết cấu bên ngoài cũng như dinh dưỡng, chất lượng bên trong. Lý do là, không vi sinh vật nào có thể hoạt động ở điều kiện dưới -18 độ C, vì thế, nó hoàn toàn mất khả năng làm hư hỏng thực phẩm.
Tuy nhiên, không phải cách đông lạnh nào cũng giúp thực phẩm giữ nguyên được độ tươi ngon, an toàn.
Có hai cách bảo quản lạnh phổ biến là bảo quản lạnh thường và cấp đông sâu. Bảo quản lạnh thường - cách mà nhiều người Việt hiện nay vẫn hay dùng, tức mua thịt mới mổ về, sau đó bao gói rồi cất trên ngăn đá - có rất nhiều nhược điểm. Cách này chỉ giữ được thực phẩm một tuần đến vài tháng - tùy theo khối lượng, cách sơ chế… Thịt bảo quản lạnh thường sẽ mất nhiều thời gian để đông cứng hoàn toàn, khoảng vài tiếng. Việc này khiến các tinh thể nước đá bên trong thịt to ra, các cạnh sắc nhọn của nó có thể đâm toạc màng tế bào làm miếng thịt bị thất thoát nhiều nước cốt khi rã đông. Chính vì lẽ đó, bạn sẽ cảm thấy khi nấu thịt ra nhiều nước, dễ bị dai, nhạt vị. Lượng chất dinh dưỡng được giữ lại trong thịt vì vậy cũng bị giảm.
Cách thứ hai là cấp đông sâu - là phương pháp bảo quản hiện đại, thường được sử dụng ở các nước tiên tiến. Với cách này, thực phẩm được cấp đông cực nhanh, giúp giữ được nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng, độ tươi ngon của nguyên liệu. Ngoài ra, điều quan trọng là cần đảm bảo nhiệt độ biến đổi không được quá 0,5 độ C trong các quá trình bảo quản, vận chuyển. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể ảnh hưởng tới kết cấu của thịt.
Một yếu tố không thể bỏ qua giúp thực phẩm sau khi cấp đông vẫn đảm bảo là bản thân nguyên liệu được sử dụng phải có chất lượng tốt. Dù có sử dụng công nghệ tối tân cỡ nào, nhưng miếng thịt bạn đem cấp đông vốn là từ con bò được nuôi công nghiệp, ăn ngũ cốc, đã phải dùng tới kháng sinh, chất tăng trọng thì làm sao thành phẩm cuối cùng ngon lành, tốt cho sức khỏe? Bởi vậy, muốn có món ngon, ngoài việc bảo quản tốt, cần đảm bảo bản thân thực phẩm đó phải “chuẩn”.
Vì sao thịt bò, cừu New Zealand có hạn sử dụng 2 năm?
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nếu bảo quản ở -18 độ C thì thịt bò hay lợn sẽ có thời hạn dùng là mãi mãi. Tuy nhiên, đó là khi nhiệt độ ngăn đá chính xác là -18 độ C hoặc thấp hơn. Hạn dùng thực phẩm đông lạnh còn phụ thuộc vào cách đóng gói, trữ đông.
Thực tế, trên thế giới, có loại thịt bò “ngủ đông” rất được yêu chuộng tại Pháp tên gọi Blonde Aquitaine còn bảo quản được tới chục năm.
Thịt bò, cừu New Zealand do KiaOra nhập về là loại ăn cỏ hoàn toàn, được chăn thả tự do trên những bình nguyên mênh mông, hưởng không khí trong lành và nguồn nước tinh khiết từ quốc đảo sạch nhất thế giới. Những con bò, cừu khỏe mạnh nhất sẽ được nuôi dưỡng tới ít nhất 24 tháng, khi thịt đạt độ ngon và có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, mới được đem đi mổ. Các khu giết mổ của New Zealand đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất thế giới, với những giàn treo hiện đại, công nghệ tiên tiến, đội ngũ thực hiện đều đạt chứng chỉ hành nghề, tuân thủ quy trình khép kín đặc biệt.
Thịt, bò, cừu ngay sau khi mổ (chỉ trong vài phút) sẽ được đông lạnh cấp tốc giúp trung tâm miếng thịt có độ lạnh sâu ngay lập tức rồi mới đem trữ đông ở -18 độ C. Từ đó cho tới khi được vận chuyển về Việt Nam, tới các siêu thị, bếp ăn của từng gia đình, thịt bò, cừu New Zealand luôn được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ -18 độ C. Với điều kiện này, thịt giữ được ít nhất hai năm vẫn đảm bảo nguyên vẹn độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng. Cũng chính vì vậy, khi nấu, bạn sẽ thấy thịt có vị ngọt tự nhiên không hề cần tẩm ướp gia vị nhiều. Lượng nước cốt từ thịt bị thất thoát cực ít, hàm lượng dinh dưỡng cao từ loại thịt bò, cừu ăn cỏ hảo hạng cũng được giữ vẹn nguyên.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thịt bò, cừu đông lạnh KiaOra
- Thịt bò, cừu KiaOra mua về cần cất ngay trong ngăn đá. Khi nấu, lấy đúng lượng cần dùng, chọn. Tùy gia đình ít hay nhiều người mà mua gói thịt bò KiaOra 200 g, 300 g hay 500 g.
- Nên rã đông chậm trong tủ lạnh: Nếu có thể, cần có kế hoạch trước khi bạn định sử dụng thịt đông lạnh. Cách tốt nhất để giữ được chất lượng thịt là rã đông chậm trong tủ lạnh. Chẳng hạn, trước khi đi làm, bạn chỉ cần để túi thịt bò, cừu KiOra từ ngăn đá xuống ngăn mát thì tối về sẵn nấu.
Lưu ý: Hãy đặt túi thịt vào hộp đựng để phần nước rã đông không dính vào các thực phẩm khác. Không nên rã đông ở nhiệt độ thường ngoài phòng vì bề mặt thịt có thể tiếp xúc nhiệt độ cao và dễ hỏng
mực in công nghiệp .
Nếu bạn vội, chưa kịp để thịt xuống ngăn mát từ trước, có thể chọn một số cách như: Để nguyên thịt trong túi đựng kín của KiaOra rồi cho lên khay, cho vào lò vi sóng quay ở chế độ rã đông hoặc để dưới vòi nước chảy (nhớ là vòi nước lạnh, chớ dùng nước nóng).
Không bao giờ để túi bị hở hay lấy miếng thịt ra khỏi túi đựng rồi cho nước xối vào vì có thể làm giảm hương vị, biến đổi màu sắc miếng thịt, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
- Tránh cấp đông lại thịt đã rã đông vì ở điều kiện ngăn đá, miếng thịt bị đông cứng chậm, các tinh thể đá to hình thành trong quá trình này có thể đâm toạc tế bào thịt, khiến khi rã đông lần sau thịt bị ra nhiều nước cốt, nên kém ngon, vị nhạt và có thể dai hơn.