Mỗi khi cầm thực phẩm lên, nếu xem thấy nhãn hàng hết hạn sử dụng, hầu hết chị em thường bỏ đi bởi sợ không an toàn cho sức khỏe. Trong khi những thông số này thực tế không liên quan đến rủi ro thực phẩm bị nhiễm độc hay các loại bệnh truyền qua thực phẩm.
Hạn sử dụng ghi trên bao bì không phải là hạn thực phẩm sẽ bị hư hỏng.
Hạn sử dụng thực phẩm bắt đầu được áp dụng vào những năm 1970 và được in bởi Máy in phun date , vì người Mỹ ngày đó ít tự sản xuất thực phẩm nhưng lại muốn biết nhiều thông tin hơn về việc chúng được sản xuất như thế nào.
Những ngộ nhận và hiểu sai về hạn sử dụng in trên bao bì
Trên thực tế, những ngày sản xuất và hạn sử dụng này chỉ để nói về độ tươi của thực phẩm, được các nhà sản xuất áp dụng nhằm nói rõ sản phẩm đó tươi ngon nhất trong khoảng thời gian nào. Hạn sử dụng chỉ là để đảm bảo nhà sản xuất không bị liên đới trách nhiệm nếu người dùng sử dụng hàng hết hạn.
Ví dụ như, một thực phẩm có ngày hết hạn là 20 thì không bao giờ nó hỏng ngay trong ngày 21, người ta luôn tính toán một khoảng thời gian đủ để đảm bảo thực phẩm an toàn cho đến ngày hết hạn, sau ngày đó thì nhà sản xuất không chịu trách nhiệm.
Hạn sử dụng này chỉ để nói về độ tươi của thực phẩm.
Chẳng hạn, trứng có thể dùng được từ 3-5 tuần sau khi mua, mặc dù "hạn dùng" của chúng sớm hơn nhiều. Một hộp pho mai có dán tem "hạn dùng 3/2013" có thể vẫn dùng tốt vào tháng 3/2014, mà hầu như không có thay đổi đáng kể nào về chất lượng (tất nhiên nếu được bảo quản đúng cách).
"Chúng tôi đồng ý với việc đề ngày chỉ rõ sự tươi ngon hay chất lượng của thực phẩm, song chúng phải được giải thích rõ ràng với người tiêu dùng và họ hiểu rõ những ngày đó nghĩa là gì", đồng tác giả nghiên cứu này, ông Emily Broad Leib, giám đốc Khoa Chính sách, Luật thực phẩm của Trường Đại học Luật Harvard nói. "Cần có một ngày chuẩn và giải thích rõ ngày đó nghĩa là gì. Đó là về chất lượng, chứ không phải độ an toàn. Người dùng có thể tự quyết định về việc chất lượng thực phẩm có còn chấp nhận được không".
Hiện nay, tại Mỹ không hề có quy định nào về việc sử dụng các ngày ghi trên thực phẩm, mặc dù Cục quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) có quyền quản lý việc ghi nhãn hàng gây nhầm lẫn. Quy định ghi ngày duy nhất hiện chỉ liên quan đến các sản phẩm sữa bột trẻ em, vì các chất dinh dưỡng trong loại sữa công thức sẽ mất dần chất theo thời gian.
Tuy vậy, việc sửa lại những nhầm lẫn này không dễ. Các tác giả nghiên cứu nói rằng, việc tuyên truyền lại có thể bắt đầu bằng việc hiểu rõ ràng hơn về ý nghĩa của những ngày ghi trên nhãn thực phẩm bởi Máy in phun date công nghiệp .
Ngày ghi trên bao bì thực phẩm này có ý nghĩa gì?
Hạn Use-by date (UB) dùng cho những sản phẩm tươi sống dễ hư hỏng như sữa, cá hay thịt và người dùng nên sử dụng chúng trước ngày này vì sau đó sản phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bán những sản phẩm quá hạn UB thuộc nhóm hành vi phạm pháp.
Hạn Best-before date (BB) thì được yêu cầu với các mặt hàng đóng hộp hay đồ khô và mức này để chỉ ngày cuối cùng mà sản phẩm vẫn đảm bảo đạt chất lượng tốt nhất. Còn sau đó, giá trị của sản phẩm sẽ giảm dần. Nếu bán đồ quá hạn sử dụng này thì vẫn không bị tính là phạm luật.
Một số loại thực phẩm còn được ghi chú thêm hạn bán (Sell-by date) cũng như trưng bày (Display-by date), được dùng để khuyến cáo các nhà bán lẻ chứ không phải là thông tin dành cho khách hàng. Nó là một công cụ marketing do các nhà sản xuất thực phẩm đưa ra để đảm bảo doanh thu của sản phẩm trong cửa hàng, vì thế chúng vẫn có thể dùng được rất lâu sau khi người dùng mua chúng. Tuy vậy, người tiêu dùng lại nhầm lẫn rằng đó là ngày mang ý nghĩa tư vấn về việc mua sản phẩm. Các tác giả nghiên cứu nói rằng ngày "hạn bán" nên được "ẩn" đi với người tiêu dùng.
Jena Roberts, phó chủ tịch phát triển kinh doanh hãng kiểm thử thực phẩm National Food Lab nói rằng, nhà sản xuất muốn đảm bảo người tiêu dùng ăn và hưởng hương vị thực phẩm ở chất lượng tốt nhất. Nhưng bà cho biết, ngay cả khi thực phẩm đã quá hạn chất lượng tốt nhất này, chúng vẫn không có hại.
Socola đã đổi màu vẫn ăn được.
Một đồ uống vị dâu có thể không còn màu đỏ nữa, hay một thanh socola có thể bắt đầu nở to và chuyển màu trắng. Dù chúng có thể trông không ngon miệng nữa, song chúng vẫn an toàn để ăn. "Đây là một chủ đề gây nhiều nhầm lẫn, sự khác nhau giữa chất lượng thực phẩm và độ an toàn thực phẩm. Ngay cả trong ngành công nghiệp thực phẩm, có nhiều đồng nghiệp của tôi không phải là các nhà vi trùng học, cũng bị nhầm lẫn", bà nói.
Theo các tác giả nghiên cứu, hệ thống ghi nhãn ngày tháng trên thực phẩm được tạo ra để cung cấp thêm nhiều thông tin cho khách hàng, nhưng điều quan trọng là mọi người phải hiểu về ý nghĩa của những ngày này. "Lợi ích của hệ thống ngày này là dành cho người tiêu dùng, nhưng chúng ta muốn chúng rõ ràng hơn với người dùng để họ không hiểu nhầm và gây lãng phí thực phẩm", Gunders nói.
Chúng ta đang sử dụng đồ ăn quá lãng phí, vội vứt bỏ những đồ ăn đang còn sử dụng được.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, vấn đề này cần có sự góp tay của các nhà làm luật, để chuẩn hoá các yêu cầu về hệ thống ngày tháng trên nhãn hàng. Theo tạp chí Time, những tiêu chuẩn đó có thể đang được Mỹ xem xét sau khi nghiên cứu này được công bố. Nếu kết quả nghiên cứu được công nhận thì có lẽ đây là sai lầm lớn trong ngành công nghiệp thực phẩm, dẫn tới hoang phí quá nhiều vật chất của loài người.
Trên thực tế, hạn sử dụng chỉ là để đảm bảo nhà sản xuất không bị liên đới trách nhiệm nếu người dùng sử dụng hàng hết hạn khi sử dụng Máy in phun ngày sản xuất hạn sử dụng . Một thực phẩm có ngày hết hạn là 15 thì không bao giờ nó hỏng ngay trong ngày 16, nguời ta luôn tính toán một khoảng thời gian đủ để đảm bảo thực phẩm an toàn cho đến ngày hết hạn, sau ngày đó thì nhà sản xuất không chịu trách nhiệm. Do đó, người tiêu dùng cần cẩn thận kiểm tra chất lượng thực phẩm trước khi sử dụng hàng đã quá date, nhất là trong điều kiện sản xuất hàng hóa, thực phẩm ở Việt Nam hiện nay chưa được kiểm soát chặt chẽ, hàng chưa đến hạn có khi cũng đã hỏng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét