Nghiên cứu chế tạo mực in nano kim loại bạc và đồng dùng trong công nghệ in phun và chế tạo linh kiện micro-nano
Công nghệ in phun (Inkjet printing) là một kỹ thuật tân tiến cho phép sử dụng máy in văn phòng để in các văn bản, hình ảnh trên chất liệu giấy và các chất liệu khác. Công nghệ này đã đạt được những tiến bộ vượt bậc cho phép in ảnh chất lượng cao, và trong những năm gần đây bắt đầu được ứng dụng vào lĩnh vực chế tạo các loại màng mỏng trên các loại đế khác nhau. Mực in phun date là vấn đề cốt yếu trong ứng dụng công nghệ in phun.
Các nghiên cứu đã nhận định rằng hầu hết các hạn chế và lỗi sản phẩm đều liên quan đến dung dịch mực in phun. Mực in phải đáp ứng các điều kiện phù hợp trong cả hệ thống in phun, bao gồm những vấn đề như: thấm ướt bên trong đầu in, độ nhớt thường giới hạn trong phạm vi từ 8 đến 20 cP, áp suất hơi thấp, sức căng bề mặt phù hợp với từng đầu in khác nhau và các yêu cầu khác nhau. Trong thực tế, bản chất Mực in phun date là chất mang các phân tử hoặc đám phân tử để tạo các chức năng cần có của lớp in.
Chúng ta có thể thấy rõ mực in trong đồ họa mang chất màu với chất bảo vệ chống lại ánh sáng hay những phân tử đặc biệt giúp kiểm soát sự lan truyền của mực in trên bề mặt. Đối với các loại mực in dẫn điện thích hợp cho việc chế tạo các mạch vi cơ điện tử thì các hạt nano kim loại được mang bởi mực in phun và tạo thành lớp cuối cùng cần đặc khít lại sau khi dung môi bay hơi. Lớp này sẽ cần phải trải qua một quá trình nung kết khối để được hợp nhất thành một màng liên tục.
Để đạt được điều này, các phân tử hữu cơ được thêm vào mực in để ổn định các hạt nano kim loại trong dung dịch mực in không được hình thành một lớp quá bền vững, để có thể loại bỏ các phân tử hữu cơ trong lúc sấy khô ở nhiệt độ thấp. Sau khi in, lớp màng in cần được xử lý nhiệt, điều này là cần thiết để các hạt nano dẫn điện liên kết với nhau tạo thành lớp màng đồng nhất. Vì vậy, hình thành được công thức mực in phun công nghiệp là chìa khóa để chế tạo thành công các màng dẫn điện bằng phương pháp in phun.
Với mục tiêu, có thể nghiên cứu hoàn chỉnh công thức mực in nano bạc (Ag để giải quyết 2 vấn đề là tăng thời gian ổn định của mực in hạt nano bạc và cải thiện khả năng dẫn điện của mực in hạt nano bạc, nghiên cứu chế tạo hạt nano đồng (Cu) và mực in nano đồng (Cu) có thể ứng dụng trong công nghệ in phun nhằm giảm giá thành sản phẩm và nghiên cứu ứng dụng công nghệ in phun để chế tạo cảm biến không dây dựa trên nền tảng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) có khả năng phát hiện khí NH3, nhóm nghiên cứu do TS. Đặng Thị Mỹ Dung, Phòng Thí nghiệm Công nghệ Nano - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chế tạomực in phun công nghiệp nano kim loại bạc và đồng dùng trong công nghệ in phun và chế tạo linh kiện micro-nano”. Đây là đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ Vật liệu mới. Và có thể nói, Phòng Thí nghiệm Công nghệ Nano (LNT) - ĐHQG TP. HCM là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam thực hiện các nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ in phun và nghiên cứu chế tạo mực in nano kim loại nhằm chế tạo mạch điện tử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét