Danh mục: Mực in phun date
Dự án: Máy in phun date công nghiệp
Làm sai quy trình chuẩn bị hay lưu trữ thức ăn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe
Làm sai quy trình chuẩn bị hay lưu trữ thức ăn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong – điều này có đúng với thực phẩm trong lon/hộp kim loại?
Mỗi năm khoảng 4,1 triệu người Úc bị ngộ độc thực phẩm, nhưng theo Hội đồng Thông tin An toàn Thực phẩm Food Safety Information Council thì hiếm khi chuyện này xảy ra từ thực phẩm đóng hộp. Tuy nhiên, chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.
“Trong lịch sử đã có trường hợp ngộ độc thực phẩm botulism vì hộp thịt không được niêm phong đúng cách”, Lydia Buchtmann, phát ngôn nhân của Hội đồng Thông tin an toàn thực phẩm nói với SBS.
Nhiều người biết botulism là một loại ngộ độc thực phẩm gây ra bởi vi khuẩn botulinum phát triển trên các loại thịt đóng hộp không đúng cách khử trùng và các loại thực phẩm bảo quản khác. Nhưng botulism cũng là một bệnh truyền đi qua đường thức ăn, và có thể gây bệnh nghiêm trọng.
“Khi bị ngộ độc – vi khuẩn Clostridium Botulinum - phát triển trong thực phẩm, thường khi thực phẩm ở trong môi trường nhiệt nóng, hoặc được lưu trữ trong điều kiện cho phép các bào tử nảy mầm, có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm”, cô Buchtmann nói.
Làm sao để trữ thực phẩm đóng hộp
Các nhà sản xuất sử dụng Máy in phun date công nghiệp để in date lên thực phẩm đồ hộp. Chính vì vậy hầu hết các thực phẩm đóng hộp đều có ghi hạn sử dụng rõ ràng. Người tiêu dùng có thể nhìn vào hạn dùng ghi dưới đáy của vỏ hộp để chú ý hạn sử dụng của nó.
“Một khi đã mở ra, thực phẩm đóng hộp thường rất dễ hư", Tiến sĩ Ronald McCoy, phát ngôn nhân của Royal Australian College of General Practitioners nói.
“Khui một lon thực phẩm đóng hộp, cần xem thức ăn đó giống như các loại thức ăn bình thường khác, và không nên trữ lâu hơn phiên bản ‘không đóng hộp’ của nó.”
Nhưng theo cô Buchtmann, bạn không nên cất thức ăn trong hộp/lon sau khi đã mở vào tủ lạnh, vì "thiếc hoặc sắt có thể hòa tan vào thức ăn, làm thức ăn có mùi vị kim loại".
Điều này thường xảy ra trong các hộp thiếc đựng các loại thực phẩm đóng hộp có tính axit hơn, chẳng hạn như các loại nước ép trái cây và cà chua.
Nếu bạn là một người thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm đóng hộp, có lẽ đáng để đầu tư các loại hộp đựng thích hợp, để kéo dài tuổi thọ của thức ăn đóng hộp trong tủ lạnh.
Nicole Dynan, phát ngôn nhân của Hiệp hội Chuyên viên Dinh dưỡng Úc Dietitians Association of Australia nói với SBS: “Nếu bạn còn thừa thức ăn trong hộp thiếc, chuyển thức ăn này qua một hộp kín không khí (airtight sealed container), tốt nhất là bằng thủy tinh, đặc biệt nên làm đối với nước trái cây, nước muối thực phẩm, nước sốt, để giữ được tuổi thọ tối đa cho thực phẩm. Nếu được, hãy dán nhãn lên hộp, ngày bắt đầu bỏ thức ăn vô tủ lạnh.”
Bạn cũng có thể dùng nắp đậy bằng nhựa để bảo quản thực phẩm, nhưng theo lời khuyên của Buchtmann, hãy xếp thực phẩm đóng hộp vào nhóm đồ ăn dễ hư hỏng sau khi khui hộp. “Bảo quản trong tủ lạnh và tiêu thụ trong vòng ba ngày”.
Nhưng không phải thực phẩm đóng hộp nào cũng cần được bảo quản trong một hộp khác sau khi mở.
“Một số loại thực phẩm khô hoặc rất ngọt hay rất béo như mứt hoặc bơ đậu phộng có thể được lưu trữ trong các hộp kim loại ở nơi mát mẻ, khô ráo, và thoáng”, cô Buchtmann cho biết.
“Kiểm tra hướng dẫn bảo quản ghi trên nhãn, và mực in công nghiệp của hạn sử dụng còn nhìn thấy hạn dùng hay không? nếu yêu cầu để vào tủ lạnh, hãy làm như vậy. Một số loại thực phẩm như mứt, thường không phải bỏ tủ lạnh, giờ đây có hàm lượng đường ít hơn, tốt hơn cho sức khỏe của chúng ta, nhưng có nghĩa là có thể cần phải được bảo quản lạnh. Một lần nữa, hãy kiểm tra các hướng dẫn trên nhãn.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét